Thầy Tàu Ly Kỳ Truyện - Quyển 7 : TẦM BẢO (Trường Lê)

 

Thầy Tàu Ly Kỳ Truyện - Quyền 7 - Tác Giả Trường Lê. 

– TẦM BẢO – 

Chap 81 : “ Thú Nhận “. 

Thầy Lương khẽ cười đáp : 

– Mấy thứ này có thể nói đều là cổ vật quý giá.....Tuy nhiên, phải gặp đúng người am hiểu về chúng thì nó mới có giá trị. Chứ nếu không, dù con có đem ra chợ hay tiệm kim hoàn nào đó có khi họ còn đuổi đi. 

Tự hỏi : 

– Nhưng con thấy đẹp mà ? 

Thầy Lương tiếp : 

–Khi người ta không biết nó là gì thì chẳng ai quan tâm cả.....Ta không rõ tên thầy bùa đã lấy được 2 món đồ này từ đâu. Thế nhưng thiếu 1 trong 2, sẽ không ai đọc được bức cổ thư này. 

Cầm sợi dây được đan bằng vỏ 1 loại cây mà Tư không biết là cây gì....Thứ mà Tư quan tâm hơn cả chính là cái mặt ngọc có màu vàng như màu hổ phách, trong suốt, to chừng đốt ngón tay cái. Khi ánh đèn chiếu vào, mặt ngọc lấp lánh ánh vàng nhìn rất đẹp. 

Tư nhớ ra ban nãy thầy Lương có nói muốn đọc được chữ trên tờ giấy kia thì phải sử dụng thứ này.....Tư hỏi : 

– Mà sử dụng làm sao để đọc được chữ hả thầy ? 

Thầy Lương đáp: 

– Rất đơn giản, con áp miếng ngọc đó lên mắt, thông qua miếng ngọc nhìn vào giấy là sẽ thấy.....Thử đi. 

Tư vâng dạ làm theo.....Thầy Lương đặt bức cổ thư xuống mặt bàn, miết ra ngay ngắn....Tư đưa miếng ngọc lên mắt trái, nheo mắt phải, tập trung toàn bộ thị lực, Tư cúi xuống, thông qua miếng ngọc mà nhìn vào tờ giấy đặt trên bàn. 

Tư bất ngờ hét toáng lên 1 cách sửng sốt : 

– CON NHÌN THẤY RỒI THẦY ƠI.....ĐÚNG LÀ CÓ CHỮ THẬT NÀY... 

Thầy Lương vội bịt mồm Tư lại, đoạn nói khẽ : 

– Suỵt, nhỏ tiếng thôi.....Định la lên cho cả thôn này biết hà. 

Tư mắt mở to, đầu gật gật....Thầy Lương thả tay ra, Tư thì thào : 

– Thầy ơi, con nhìn thấy rồi.....Thật là kỳ diệu, sao lại có thể thế được nhỉ? 

Vừa nói, Tư vừa dùng miếng ngọc nhìn đi, nhìn lại thêm mấy lần nữa....Hễ cứ bỏ miếng ngọc ra khỏi mắt thì tờ giấy chẳng có chữ nào....Thế nhưng nhìn qua miếng ngọc y như rằng chữ lại hiện ra. Có điều.. 

– Mà chữ này là chữ gì vậy thầy ? Con không đọc được....Nhìn như chữ Tàu ấy thầy nhỉ ? - Tư nói. 

Thầy Lương đáp : 

- Chữ viết trên giấy là chữ Nôm, con không hiểu là đúng rồi.... 

Tư vẫn chưa hết trầm trồ, lần đầu tiên trong đời Tư tận mắt thấy một sự việc kỳ lạ đến như vậy. 

– Chà, sao lại có thể như thế được nhỉ ? Chỉ có thể nhìn được chữ thông qua miếng ngọc. 

Thầy Lương thu lại miếng ngọc, đoạn giải thích cho Tư hiểu 

- Như ta đã nói, trên đời này có rất nhiều kỳ trân dị bảo...." Giấy Ám “ và “ Mực Vô Sắc “ cũng được xếp vào hàng quý hiếm....Thế nhưng, bức cổ thư chúng ta đang sở hữu còn trên cả quý hiếm. Bởi lẽ loại giấy này còn độc đáo hơn cả “Giấy Ám”. Thiền Sư Không Lộ quả đúng là bậc kỳ nhân được người đời phong thánh. Nếu không phải ta từng có kinh nghiệm trong việc đọc văn tự thông qua những miếng ngọc cổ thì lần này cũng phải bó tay chịu thua. 

Bản thân thầy Lương cũng vô cùng kinh ngạc khi tìm ra bí mật liên quan giữa miếng ngọc và bức cổ thư. Nói đến đây, thầy Lương bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian rất lâu về trước. Tại ngôi làng có tên Văn Thái, thầy Lương từng trải qua 1 chuyện tương tự như thế này.... 

“ Chữ lại hiện ra rồi....Lấp lánh, vàng óng bên trong mặt đá luôn....Ánh trăng càng sáng thì chữ lại càng lung linh và rõ hơn....Tôi thực sự không nghĩ trên đời lại có chuyện lạ lùng đến thế này....Ha ha ha. “ 

Thầy Lương vẫn còn nhớ như in biểu cảm khuôn mặt vui mừng của ông Vọng khi phát hiện ra bên trong viên hồng ngọc có những ký tự xuất hiện lúc ánh trăng chiếu vào. 

“ Thiên Xu - Thiên Tuyền - Thiên Cơ - Thiên Quyền - Ngọc Hành - Khai Dương - Dao Quang “. 

- Khà khà....Bắc đầu thất tinh.....Cho Vương tất cả.....Thật là hoài niệm...Cũng nhờ vậy mà ta mới dễ dàng khám phá ra bí mật của bức cổ thư này. Liệu bảo vật lần này sẽ là thứ gì đây ? Có đáng sợ như thứ Cao Côn để lại hay không ? Sư phụ à, phải đến cái tuổi gần đất xa trời con mới hiểu tại sao sư phụ lại có hứng thú mãnh liệt về bảo vật đến như vậy. Đúng là, khi đã nhận thấy sự xuất hiện của bảo vật, nhất quyết không được bỏ qua.....Khà khà khà. 

Tư thấy thầy Lương nói chuyện 1 mình thì ngơ ngác hỏi : 

– Thầy, thầy sao vậy ? Thầy nói gì con chẳng hiểu... 

Thầy Lương khẽ cười : 

– Đến 1 lúc nào đó, tự khắc con sẽ hiểu.....À, ta có chuyện này quên mất không dặn con. Nhất định không được đề cho gia đình ông Thìn hay bất cứ người nào trong thôn này biết về chuyện bức cổ thư cũng như miếng ngọc. Đợi sau khi ta tìm ra món bảo vật đó là gì. Lúc đó, muốn nói cũng không muộn....Còn phải xem xem, liệu có ai biết về nó không đã. Nhớ chưa nào ? 

Nghe đến đây, Tư giật mình nhớ lại lúc ăn cơm có lỡ miệng nói ra chuyện thầy Lương muốn đi tầm bảo....Không thấy Tư đáp lại, vẻ mặt có phần lúng túng...Thầy Lương hỏi : 

– Làm sao vậy ? Không lẽ, con kể cho họ chuyện gì rồi ư ? Tư xua tay, miệng ấp úng : 

– Không, con không có....Con cũng chỉ vừa biết bí mật của 2 món đồ này...thì.....thì làm sao kể cho họ được....Chỉ...chỉ là...là.... 

– Là sao ? - Thầy Lương gặng hỏi. 

Tư nuốt nước bọt cái ực, đoạn trả lời : 

– Lúc...lúc ăn cơm, ông Thìn có hỏi con là...bao..bao giờ thầy trò mình đi thăm chùa K.....Con bảo con không biết.....Xong ông ấy nói hỏi để có gì còn thu xếp thời gian đưa thầy trò mình đi....Thì...con mới trả lời là chưa thấy thầy nói gì, thầy chỉ bảo là đi tầm bảo...... 

Thầy Lương thở hắt ra, chép miệng hỏi : 

– Rồi sao nữa ? Chắc là họ biết hết cả rồi... 

Tư lắc đầu : 

- Không đâu thầy ạ, sau khi con nói vậy xong, họ còn hỏi con “đi tầm bảo” là đi đâu cơ mà.....Bản thân con còn không hiểu thì sao mà họ hiểu được. 

Thầy Lương thở dài : 

– Hầy, thằng ngốc này....Con nghĩ con thông minh hơn người lắm sao mà con không hiểu thì người khác cũng không hiểu. Lỗi do ta, vì quá cao hứng mà quên mất việc dặn dò con không nên bép xép, làm lộ bí mật. Thôi đành vậy, nếu đây đã là ý trời có muốn tránh cũng chẳng được. 

Vừa nói, thầy Lương vừa đem 2 món đồ kia cất vào trong tay nài.....Tư ú ớ: 

– Kìa thầy, sao thầy lại cất....Thầy còn chưa nói cho con biết trong bức cổ thư ấy viết gì mà ? 

Thầy Lương nhíu mày, tính gõ đầu Tư 1 cái nhưng nghĩ sao lại thôi....Thầy Lương đáp : 

- Hiện giờ thì ta không nói với con được, tránh con lại vạ miệng.....Ta đói rồi, con xem còn gì ăn dọn cho ta ăn với. Mấy ngày qua hao tổn nhiều sức lực, muốn đi tìm bảo vật, trước mắt cần phải nghỉ ngơi cho sức khoẻ phục hồi lại. Sáng ngày mai, chúng ta sẽ ghé qua chùa K ở thôn này thăm thú một chút. Ông Thìn đã có thiện chí như vậy, nếu ông ấy hỏi, con cứ bảo sáng mai thầy trò mình đi. Dù sao, ông ấy cũng là người bản địa, lại rất am hiểu về lịch sử của chùa K. Có ông ấy đi cùng, chưa biết chừng mọi chuyện sẽ thuận lợi hơn... 

Tư vâng dạ rồi đi xuống bếp chuẩn bị cơm cho thầy Lương.......Bên trên nhà trên, ông Thìn sau bữa cơm vẫn đang suy nghĩ xem rốt cuộc câu nói “đi tầm bảo” của thầy Lương là có ý gì....Hỏi trực tiếp dĩ nhiên ông Thìn không dám, mà lỡ nghe rồi bây giờ cứ bứt dứt khó chịu do không giải được nghĩa. 

Lại rót trà ra uống, đây đã là ấm trà thứ 2......Diệp trong buồng đi ra, thấy bố không nghỉ trưa, cứ ngồi uống nước chè tì tì, mặt mũi đăm chiêu, cau có, khó chịu.....Diệp bèn hỏi : 

– Bố, bố không vào buồng nghỉ sao lại ngồi đây ? 

Ông Thìn chép miệng : 

– Bố....không ngủ được...Còn đang mải suy nghĩ... 

Chẳng mấy khi thấy bố mình như vậy, Diệp hỏi tiếp : 

– Có chuyện gì khiến bố đau đầu ư ? 

Ông Thìn đáp : 

– Thì là câu mà trưa nay, lúc ăn cơm thằng Tư nó nói ấy.... 

– Câu gì bố nhỉ ? Con thấy anh ấy chỉ tập trung ăn, có nói năng gì mấy đâu mà... - Diệp tiếp. 

Ông Thìn thở dài: 

– Hầy, cái câu nó bảo thầy Lương muốn đi tầm bảo ấy....Bố đang không hiểu “đi tầm bảo” là đi đâu. Cả buổi trưa ngồi nghĩ mãi không ra... 

Diệp nhìn bố, bụm miệng khẽ cười : 

– Hi hi, con còn tường bố đang lo chuyện công việc, làm ăn....Ai dè vì câu nói này mà mất ngủ....Dễ mà bố, nhưng con nghĩ anh Tư chỉ nói đùa thôi. 

Ông Thìn vội hỏi : 

- Dễ ? Thế con biết là gì à ? Nói cho bố nghe với.... Mau nói đi, cái con này. 

Diệp gật đầu phân tích : 

– Con cũng chỉ nói theo ý hiểu của con thôi nhé....” Tầm Bảo” ở đây khả năng là tìm bảo vật hoặc là sưu tầm bảo vật.....Tầm còn có nghĩa là tìm, cũng có thể là tầm trong “sưu tầm”, còn bảo có khi là “bảo vật”, “bảo bối” cũng nên.....Vì vậy, “đi tầm bảo” theo con nghĩ là đi tìm bảo vật.....Thầy Lương là người đi nhiều nơi, có thể đó chỉ là cách nói ám chỉ thầy sắp rời khỏi đây...Hôm trước bố chẳng bảo thế còn gì. 

“Choách” 

Ông Thìn vỗ 2 bàn tay vào nhau, nghe cô con gái giải thích, ông Thìn bỗng nhiên luận ra được nhiều điều.....Ông Thìn nghĩ trong đầu : 

“ Thôi đúng rồi, tối hôm qua tự nhiên thầy Lương hỏi mình về chùa K....Lại còn hỏi rất cặn kẽ, xong ngồi chăm chú lắng nghe....Còn bảo sẽ ghé thăm chùa K.....Có...có khi nào....thầy Lương muốn đến chùa K để tìm bảo vật không ta......Không được, nhất định mình phải đi theo bằng mọi giá...." 

Thấy bố cứ ngồi đó tỏ vẻ thần thần, bí bí...Diệp thở hắt ra, lắc đầu, chép miệng rồi quay vào trong buồng......Về phần mình, ông Thìn mở cửa, ngó xuống bên dưới gian nhà ngang. Thấy Tư đang bê cơm vào cho thầy Lương. Ông Thìn vội khép cửa lại, đoạn cười hí hửng : 

– Hê hê hê, thầy Lương.....Tôi biết rồi nhé.....Hê hê hê...... 

[.........] 

Hải Phòng, hơn 1h trưa......Sau khi ăn cơm xong, ông Tín sắp xếp căn buồng nhỏ cho vợ chồng Việt nghì ngơi. 

– Cô chú ở đây nhé, tắm rửa, vệ sinh gì thì đi ra đằng sau nhà chỗ tôi chỉ khi nãy. Nghỉ ngơi đi cho lại sức...Tôi không làm phiền nữa. 

Nói xong, ông Thìn đi ra rồi đóng cửa buồng lại.......Còn 2 vợ chồng, chưa bao giờ Châu thấy ngồi với Việt mà cảm giác tâm can nóng như lửa đốt mà lòng lại nặng trĩu đến như vậy. 

Việt cũng thế, từ sáng tới giờ Việt cố gắng kiềm chế cảm xúc, không muốn vợ phải suy nghĩ thêm......Thế nhưng, sau tất cả, giờ chính là lúc 2 vợ chồng cần thẳng thắn, thành thật với nhau trong mọi chuyện.... 

– Anh à... 

- Em này..... 

eyJpdiI6ImR1dkNsU052cXdRVWtVWFJnVHFuaUE9PSIsInZhbHVlIjoiYmZ2cW5jcEowa1YzT3J5UDQ3ZlNKUElGUXZwbDlSb2cwVlU5V3hPK3d4R1hUUVhsYUpcLzFnTjdOTmFyNkF4R20zSE16VVNscTV0WWV1blZXd3dzN2NnPT0iLCJtYWMiOiI5NGFkNWFiNGU2ODE1YmVkMmYwN2NiMTllNjg5OTc4MjlmZDE4NGQzM2NjNTI5OTZmZmM4ODgzZjJiMmNhNWJmIn0=
eyJpdiI6IkQ1WEpMQU03UHVnVE8xSlwvdERGdHRnPT0iLCJ2YWx1ZSI6Ik13cGJGTExEdEZoMFVYcTZlQVlLOGFQYlY1bk1SK0c1YmRuQkNjUlRBbTZFUEQ3VUtub3EwNFhFWXpRSFliaXNteVA2N09pY1hyVjJkZWxjN05rZXVINmpYR0dGNDlcL0Y3TjgraTB2NGY5Q2dka2NDZVBVXC9oTXhtRzVlcjFUNkNhWjhtWTk5emxEak15ZUtESEx1Tlk1ZlJRcTJoaGtkY3Y2WWxySzhoKzRQcGJXSmFJNlZaamJkODloaUx0cUxPVGpNQkxSamhneHQ4WStrTUZ1dzZtKzBjNklsdHlaMUdTeFhldlhkdnBkUT0iLCJtYWMiOiI2Zjg5NDcyNDJlOTkxMmFhZDNmMGI0NmRlNzFkYjc5ZjUzZWZmYTJiOGZjNzFjYzE0NTJjYzIyZDE0NWQ2Yzg2In0=

- Em....trước...đi..

Ads
';
Advertisement