Thầy Tàu Ly Kỳ Truyện - Quyền 7 - Tác Giả Trường Lê.
– TẦM BẢO –
Chap 99 : “ Cổ Tượng”.
Thấy thầy Lương im lặng, ông Thìn hỏi :
- Bác Lương, bác sao vậy ? Nếu mệt chúng ta ra kia ngồi nghỉ 1 chút xong hãy đi tiếp. Nói gì thì nói, đi bộ từ sáng sớm tới giờ. Chùa rất rộng, muốn tham quan toàn bộ ngôi chùa sẽ phải đi lại nhiều đấy.
Thầy Lương cười đáp :
– Anh Thìn đừng lo cho tôi, cả đời tôi bôn ba khắp nơi....Đi bộ hành là chủ yếu, chút quãng đường từ nhà tới chùa đâu thấm tháp gì. Chỉ là hiện nay tuổi cũng đã cao, thể lực không được như trước. Nhân lúc chùa hãy còn vắng, cảnh đẹp thanh bình, nắng không quá gắt, chi bằng dạo bước vãn cảnh tự khắc không còn mệt mỏi. Vừa dạo quanh ngắm những di tích có từ thời xa xưa, lại được anh Thìn đây tận tâm hướng dẫn, giải thích từng chút một, ta nói giống như ngồi giữa chốn bồng lai mà được nhâm nhi 1 tách trà thượng hảo hạng....Thật đúng là 1 loại hưởng thụ.....Khà khà khà.
Ông Thìn được thầy Lương khen trong lòng vui sướng, là 1 người dân T.B nói chung, còn là dân xã D.N nói riêng. Đối với ông Thìn cũng như bao bà con khác, chùa K không chỉ mang biểu tượng về mặt di tích lịch sử mà còn là biểu tượng về mặt tinh thần, tín ngưỡng, tâm linh của biết bao thế hệ người dân trên mảnh đất D.N-T.B. Chính vì vậy, mỗi khi có ai hỏi thăm hay muốn tìm hiểu về chùa K là ông Thìn chỉ muốn lôi hết ruột gan, tâm tư và toàn bộ những sự hiểu biết của mình về ngôi cổ tự trăm năm ra giới thiệu với mọi người.
Tư cũng nể phục ông Thìn ở điểm này, Tư nói :
- Cháu thấy bác cũng hơi nóng tính, vậy mà không ngờ bác am hiểu nhiều về chùa K đến như vậy. Có cảm giác từng cây cột, từng viên gạch trong ngôi chùa này bác đều có thể kể và nắm rõ một cách chi tiết. Thật đáng khâm phục...
Ông Thìn được dịp phồng mũi, gãi đầu cười, ông Thìn đáp :
– Bà con xã D.N ai cũng thế cả, tôi bảo rồi, đến đứa trẻ con trong thôn cũng hiểu rõ tường tận về chùa K. Chùa K với chúng tôi chẳng khác nào báu vật vô giá. Chính nhờ mọi người trân trọng và giữ gìn nên trải qua gần 400 năm, ngôi chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính cho tới tận bây giờ. Ước mong của bà con xã D.N nói riêng và chắc cũng là mong ước của toàn thể nhân dân T.B nói chung chính là mong sao, không chỉ 400 năm mà chùa K sẽ mãi mãi trường tồn cùng với thời gian, để đời đời con cháu sau này vẫn tiếp tục được chiêm ngưỡng kiệt tác tuyệt đỉnh này.
Thầy Lương gật đầu:
– Tôi nghĩ mong ước này sẽ thực hiện được thôi....Bởi vì cái tâm của con người nơi đây cũng vững chãi như những cột trụ gỗ lim đã tồn tại gần 400 năm qua. À, nói đến cột gỗ, anh Thìn này.....Có phải trong chùa còn lưu giữ một pho tượng cổ tạc chân dung của thiền sư Không Lộ. Chẳng hay, pho tượng đó giờ ở đâu ? Có thể tới xem qua một chút được không ?
Ông Thìn trả lời :
- Đúng vậy, bức tượng hiện giờ được đặt trên bàn thờ trước cửa hậu điện. Mời bác đi theo tôi.
Ông Thìn tiếp tục đi trước dẫn đường, thầy Lương cùng Tư đi theo sau....Trên đường đi về phía hậu điện, Tư ghé sát lại thầy Lương hỏi nhỏ :
– Thầy, đừng nói với con là thầy định lấy bức tượng quý đó nhé....Là 1 người con của T.B. Dù thầy là thầy con thật, nhưng con không đồng ý để thầy làm như vậy đâu..
Thầy Lương bật cười :
- Thằng ngốc này, nghe con nói thì cứ như ta hoá thành kẻ trộm ấy nhỉ ? Yên tâm đi, thứ ta đang tìm là 1 thứ mà có lẽ những người ở đây cũng không hề biết về sự tồn tại của nó. Hơn nữa, bức tượng cổ tạc chân dung vị thiền sư được phong Thánh nhất định phải được bảo vệ nghiêm ngặt, chạm vào còn khó nói gì đến lấy. Thằng nhóc này đi chùa 1 buổi mà giác ngộ được nhiều điều, tâm tính cũng có chút thay đổi rồi đó. Đừng lo, đồ vật ta muốn chưa chắc đã lấy được. Thiền sư Không Lộ là cao nhân đắc đạo. Nguyên việc ngài ấy tạo ra “Mực Vô Sắc”, đồng thời nâng cấp “Giấy Ẩm" lên 1 tầm cao mới đủ để thấy đạo hạnh cũng như sự hiểu biết về huyền thuật, dược thuật là vô cùng uyên thâm và cao minh. Đừng nói là ta, chỉ e ngay cả sự tổ Khúc Quân của con muốn tầm bảo cũng phải tổn hao nhiều tâm sức. Thậm chí còn phải đánh đổi bằng tính mạng.
Tư nghe mà giật mình, tuy chỉ được nghe về sư tổ Khúc Quân qua lời kể của sư phụ là thầy Lương. Thế nhưng Tư cũng hiểu, sư tổ Khúc Quân là bậc kỳ nhân thiên cổ, là người có thể thấu thị được quá khứ vị lai. Ngay cả thầy Lương cũng không thể đoán biết được tuổi cũng như đạo hạnh của sư tổ Khúc Quân cao bao nhiêu, rộng lớn như thế nào.....Thầy Lương chỉ nói : “Sư phụ ta đạo cao như trời, rộng như biển.....Nếu đem ta so với người thì chẳng khác nào so quạ với công...Như đem ngựa què mà so với kỳ lân vậy.”
Chỉ với lời này thôi cũng đủ để Tư thấy Khúc Quân sự tổ bá đạo đến mức độ nào.....Ấy thế mà bây giờ, thầy Lương nói chỉ e có là sư tổ cũng khó mà lấy được bảo vật.
Nuốt nước bọt, Tư khều khều vạt áo thầy Lương :
- Thầy, nếu mà khó lại còn nguy hiểm đến tính mạng như vậy....Chi bằng thầy trò mình bỏ qua đi, đừng có cố lấy nữa. Thầy biết rồi đấy, con còn phải quay về đây hỏi vợ. Mà muốn như vậy thì thầy phải giúp con.....Giờ không may lăn quay cả 2 thầy trò ra đấy, vợ con nó lấy người khác thì
sao?
- Tiểu tử thối, hoá ra là người lo sợ không lấy được vợ....Khà khà, sư phụ Khúc Quân từng nói, càng nguy hiểm, càng khó lấy thì bảo vật đó lại càng có giá trị, có khi còn mở ra cơ duyên cực lớn. Dẫu vậy, ta cũng sẽ tự cân nhắc hung hiểm mà biết khi nào cần rút lui.
Ông Thìn đi trước nhưng cũng cố hóng nghe xem 2 thầy trò đang nói chuyện gì, có điều nghe không rõ. Đi về phía cuối hậu điện, đứng trước ban thờ lớn đặt ngay trước cửa cấm điện. Trước mặt thầy Lương, trên ban thờ quả nhiên có đặt 1 bức tượng màu vàng, bức tượng được để trong tủ kính khoá lại.
Ông Thìn giới thiệu :
– Bác Lương, đây chính là bức tượng khắc chân dung của Không Lộ thiền sư....Người có công chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông và được nhà vua ban tặng quốc tính theo họ của vua : Lý Quốc Sư
* ( Là tên gọi theo quốc tính họ Vua do nhà Lý ban cho và ghép với chức danh pháp lý cao nhất của một vị thiền sư ).
Nhìn thấy bức tượng có màu vàng óng, Tư trầm trồ :
– Tượng được làm bằng vàng thật hả bác Thìn ? Nếu mà là vàng thật thì chắc phải tốn nhiều vàng lắm.
Thầy Lương nói :
– Không, bức tượng này giống như được đúc bằng đồng sau đó mạ vàng thì đúng hơn. Tuy cũng đẹp nhưng tượng này không phải tượng cổ. Tôi nói đúng chứ anh Thìn ?
Ông Thìn nhìn thầy Lương mà hai mắt mở tròn không chớp, miệng ấp úng....Ông Thìn đáp :
– Sao....sao bác lại biết tượng này không phải là tượng cổ ?
Còn biết rõ tượng được đúc bằng đồng ? Chẳng phải bác nói, bác chưa từng tới chùa K ư ? Lẽ....nào bác đã đến đây trước đó rồi ?
Thầy Lương mỉm cười :
– Thực sự đây là lần đầu tiên tôi đến chùa K....Tuy nhiên, chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy tượng trên ban thờ kia được đúc từ kim loại. Tinh ý hơn 1 chút sẽ nhận ra vật liệu đúc là đồng. Khi đã biết đó là tượng đồng thì rõ ràng đây chỉ là bức tượng phục dựng lại từ pho tượng cổ mà thôi. Vì theo như tôi được biết, tượng cổ tạc thiền sư Không Lộ sử dụng gỗ trầm hương, dát vàng.
Biết không giấu được thầy Lương, ông Thìn nói :
– Quả nhiên là bác Lương, không những tinh tường mà còn am hiều sâu rộng. Không thể qua mặt được bác chuyện gì. Bác nói đúng, bức tượng đồng này là bản phục dựng lại từ pho tượng cổ. Như tối qua khi bác hỏi về chùa K, tôi cũng có nói với bác....Vào năm 1061, thiền sư Không Lộ đã cho xây dựng 1 ngôi chùa tại Giao Thuỷ ( Nam Định ), đặt tên chùa là Nghiêm Quang Tự. Do làng Giao Thuỷ có tên nôm là K nên dân làng gọi chùa là chùa K. Trải qua gần 500 năm, nước sông Hồng dâng cao khiến làng Giao Thuỷ ngập trong biển nước, Nghiêm Quang Tự cũng bị nước lũ cuốn trôi. Dân làng Giao Thuỷ một bộ phận chuyển đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng lên chùa K mới hay còn gọi là Chùa K Hành Thiện ( Chùa K Hạ). Một bộ phận dân làng lại di cư sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ cũng cho xây dựng 1 ngôi chùa K, gọi là Chùa K Thượng. Sau khi Chùa K Thượng xây xong, bà con đã đem pho tượng về đây thờ cúng. Tương truyền, lúc thiền sư Không Lộ bị ốm, đệ tử và dân làng đã dùng gỗ trầm để tạc tượng ngài...Tạc được phần đầu và phần phía trước của tượng thì thiền sư qua đời. Do đó mọi người dừng lại, không tạc tiếp nữa. Sau này bức tượng được dát vàng, phủ bên ngoài là áo cà sa. Do bức tượng quá đỗi quý giá và được người dân coi như bảo vật nên khi đưa về Chùa K Thượng, tượng được thờ trong hậu cung của chùa, hậu cung quanh năm đóng cửa,
khoá kín. Cứ ba năm 1 lần, trụ trì mới mở cửa hậu cung đề làm nghi lễ tắm tượng, thay áo cho ngài trước vào đêm diễn ra lễ hội. Nhưng do phật tử, bà con tứ phương hành hương đến chùa cũng có mong muốn được chiêm ngưỡng tượng thiền sư nên nhà chùa cùng chính quyền địa phương đã mời nghệ nhân về đúc 1 bức tượng dựa trên pho tượng trầm cổ nhưng là tượng đồng.
Tư ồ lên thảng thốt :
– Thì ra là vậy.....Mỗi di tích, mỗi công trình của chùa K lại gắn liền với 1 huyền tích đáng kinh ngạc. Bác Thìn, bác siêu thật đấy, nói đến chùa K đúng là cái gì bác cũng biết.
Thầy Lương hỏi :
– Nói như vậy, bức tượng thật đang ở trong gian nhà khoá trái phía trước phải không ?
Ông Thìn gật đầu đáp :
– Đúng vậy.....Nhưng đó là cấm điện, không được vào.....Đừng nói là phật tử đến thăm chùa, ngay đến cả người dân D.N chúng tôi không phải ai cũng có cơ duyên được nhìn thấy tượng cổ tạc thiền sư.....
Nói đoạn, ánh mắt ông Thìn nhìn thầy Lương đầy dò xét :
– Bác Lương, có điều này đúng ra tôi phải hỏi bác ngay từ khi chúng ta xuất phát.....Nhưng còn ngại nên không dám....Nay thấy bác hỏi và còn tìm hiểu rõ về bức tượng như vậy. Tuy bác là ân nhân của gia đình tôi, cũng đã giúp đỡ bà con trong thôn không ít.....Nhưng tôi vẫn phải rõ ràng....Bác Lương, có phải bác đến thăm chùa là có ý định lấy đi bức tượng phải không ? Bác nói bác đi “Tầm Bảo”, chính là đi lấy bảo vật ?
Thầy Lương khẽ nở 1 nụ cười, nét mặt điềm tĩnh, thầy Lương nói :
– Chà, xem ra ý định của tôi bị lộ rồi......Đành phải thú nhận vậy....Khà khà, đúng là tôi hôm nay tới đây có ý định tìm bảo vật. Tuy nhiên, thứ tôi muốn tìm không phải bức tượng...
Ông Thìn cau mày
- “Tượng Cổ” là bảo vật của chùa K.....Bác không lấy, vậy sao lại quan tâm tới pho tượng nhiều đến thế ?
Thầy Lương trả lời :
- Bởi vì tôi muốn xem “Di Thư” được khắc trên “Cổ Tượng”.
Ông Thìn ngơ ngác, miệng ấp úng:
– A di đà phật........Thì ra là thí chủ đây....Nhà chùa đã đón tiếp có phần chậm trễ rồi.....A di đà phật.....
Truy cập tên miền Tamlinh247.Online nếu không vào được web nhé
Top Truyện hay nhất